Chào mừng bạn đến Diễn đàn Rao vặt Việt Nam!

Để đăng tin rao vặt, quảng cáo, thảo luận, chia sẻ và nhắn tin riêng tư với các thành viên khác trong cộng đồng của chúng tôi, hãy đăng ký ngay bây giờ!

💁ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ!

🌟THÔNG BÁO🌟

V/v: Chính Sách Lưu Trữ Bài Đăng

Kính gửi Thành Viên !
Bắt đầu từ ngày 20/03/2025, tất cả các bài đăng sẽ được tự động xóa sau 60 ngày kể từ ngày đăng.
XEM CHI TIẾT THÔNG BÁO
Trân trọng,
💁BIẾN ĐI: NHỮNG KẺ ĐĂNG BÀI CÁ ĐỘ, TRÒ CHƠI CÁ CƯỢC TRỰC TUYẾN CHỈ LÀ NHỮNG KẺ LỪA ĐẢO, KHÔNG KHÁC GÌ NHỮNG CON SÚC VẬT SỐNG DỰA VÀO NHỮNG HÀNH VI BẨN THỈU💁
GO AWAY: THOSE WHO POST GAMBLING CONTENT, ONLINE BETTING GAMES, ARE NOTHING BUT FRAUDSTERS, NO DIFFERENT FROM ANIMALS LIVING OFF OF DESPICABLE ACTIONS

Gốm sứ

Bugo - Bụt gốm

Nhân Viên
Tham gia
22/7/25
Bài viết
2
VNĐ
187
Một số đặc điểm của đồ gốm thời Lê và những điều cần biết. Mỗi sản phẩm gốm đều có lịch sử hình thành và phát triển và ở mỗi sản phẩm đều có câu chuyện và sự tâm huyết từ bàn tay của nghệ nhân. Bạn đang tìm hiểu về nguồn gốc của đồ gốm thời Lê Sơ vậy hãy cùng BUGO tìm hiểu về lịch sử hình thành của gốm và đồ gốm thời Lê Sơ nhé! Thời kỳ Lê (từ năm 1428 đến năm 1789) là một thời kỳ quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Trong giai đoạn này, ngành công nghiệp gốm sứ phát triển mạnh mẽ. Đồ gốm thời Lê được làm từ đất sét, có chất lượng tốt và được trang trí bằng các họa tiết đa dạng và phong phú. Các sản phẩm gốm sứ của thời kỳ Lê thường được làm bằng kỹ thuật ép, nung và trang trí bằng men vàng, men bạc, men đồng. Các sản phẩm gốm sứ thời Lê đa dạng hình dạng và kiểu dáng bát, đĩa, ấm trà, nồi, bình hoa, tô,... với phương pháp vẽ họa tiết trang trí dưới men và giữa men của sản phẩm gốm hoa lam tạo nên một hiệu quả kỳ diệu. Khi sản phẩm đã được qua lò nung, hoa văn trang trí thêm phần lung linh sống động. Ngoài lối vẽ bằng mầu xanh lam trực tiếp lên sản phẩm, sau này người ta còn sử dụng cả lối trang trí đắp nổi, hoa nâu, hoa lam cùng với vẽ nhiều màu. Tổng quan về đồ gốm thời Lê Nghệ thuật gốm thời Lê mang trong mình những đặc trưng đẹp đẽ và độc đáo, thể hiện sự đậm bản sắc dân tộc. Phong cách gốm thời Lê kết hợp giữa nét khỏe khoắn độc đáo và sự tinh tế trong trau chuốt hoa văn hiện thực. Thông qua những họa tiết tỉ mỉ trên gốm từ bàn tay của người nghệ nhân thể hiện nét đẹp văn hóa từ thời xa xưa. Từ cuối thế kỷ 14, gốm hoa lam đã xuất hiện và dần thay thế vị trí độc tôn của gốm hoa nâu và gốm men ngọc. Gốm hoa lam đã đánh dấu bước đệm cho sự phát triển kỹ thuật và mỹ thuật của ngành gốm thời Lê Sơ. Bát gốm thời Lê Gốm hoa lam là tên gọi một loại sản phẩm gốm có trang trí bằng màu xanh lam và là chất liệu gốm nổi tiếng trong giới đồ gốm thời Lê Sơ. Chất liệu tạo màu chủ yếu là ôxit côban màu xanh lam hay còn gọi màu chàm. Phầm lớn gốm hoa lam được làm từ loại đất sét trắng, được tinh luyện khá kỹ, nung ở nhiệt độ 1300 độ C.
Trang trí hoa lam trên gốm bằng bút lông và màu lam (hay xanh chàm). Đặc biệt với phương pháp vẽ trang trí dưới men và giữa men của sản phẩm gốm hoa lam tạo nên một hiệu quả kỳ diệu. Khi sản phẩm đã được qua lò nung, hoa văn trang trí thêm phần lung linh sống động. Các hình thù được nghệ nhân tâm huyết, tỉ mỉ trang trí trên sản phẩm lúc bấy giờ chủ yếu là rồng, phượng, hoa sen,... những thứ gần gũi và quen thuộc với đời sống hằng ngày vô cùng độc đáo và đậm nét dân gian. Đồ gốm thời Lê Sơ: Những sản phẩm chính chủ yếu sử dụng cho đời sống hằng ngày như bát ăn, đĩa, lu, vại để phục vụ cho cuộc sống hoặc có thể được đặt để xuất khẩu cho các nước láng giềng. Bát gốm thời Lê: Họa tiết trên các vật dụng đồ gốm thời Lê Sơ rất chân thực và sống động. Đặc điểm của đồ gốm thời Lê Căn cứ theo những tư liệu khảo cổ thì gốm hoa lam thờ Lê sơ được sản xuất từ hai trung tâm gốm lớn là Bát Tràng (Hà Nội) và Nam Sách (Hải Dương). Trong đó, gốm hoa lam Bát Tràng ra đời sớm hơn và phát triển qua nhiều thế kỷ, tuy có lúc thăng trầm nhưng vẫn còn được phát triển cho đến ngày nay. Đồ gốm hoa lam Nam Sách (Hải Dương) chỉ sản xuất để phục vụ xuất khẩu trong suốt giai đoạn triều Lê, đã đánh một dấu đậm trên bản đồ giao thương trên vùng biển Việt Nam thời Lê sơ. Với lối vẽ thoáng đậm và phóng bút của các nghệ nhân thời Lê sơ thì những hình rồng, chim, phượng, ngựa, cá, sen vịt.. như thật rất gần gũi với đời sống yên bình của làng quê người dân Việt thời ấy. Đồ gốm thời Lê Sơ hầu hết trong bất kỳ gia đình nào cũng có và không thể thiếu. Lu gốm thời Lê Thời kì đồ gốm thời Lê Sơ, những làng gốm thủ công mang tính chất chuyên môn hóa. Vai trò của người thợ gốm được đề cao, bằng chứng là người thợ gốm được ghi tên mình và niên đại tạo tác lên sản phẩm. Dựa trên chiếc lọ hoa lam được trưng bày tại bảo tàng cổ vật Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), chúng ta biết được có một người thợ gốm họ Bùi tài hoa ở Hải Dương. Dấu ấn đồ gốm thời Lê Bình gốm thời Lê Họa tiết: Được các nghệ nhân khắc họa hình ảnh tỉ mỉ, chi tiết trên gốm từ thời Lê những hình ảnh hết sức chân thực gần gũi, giản dị với đất nước Việt Nam từ thời xa xưa


Hình dáng: Đa dạng và hầu hết là sử dụng cho đời sống hằng ngày nên các vật dụng gần như không thể thiếu và quen thuộc với ông cha ta từ những thưở đầu. Không chỉ sử dụng sản phẩm làm từ gốm làm vật dụng hằng ngày từ thời xưa, đồ gốm thời Lê được sử dụng cho cuộc sống và những người nghệ nhân khắc họa sinh động hình ảnh chân thực về vẻ đẹp tự nhiên của dải đất hình chữ S. Ngày nay, gốm hoa lam vẫn còn tiếp tục được sản xuất tại các cơ sở làm gốm trên khắp cả nước, nghệ thuật gốm thời Lê sơ đã từng được phát triển rực rỡ một thời, kết hợp với yêu cầu mới để tạo ra nền nghệ thuật gốm Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu thực dụng cũng như thị hiếu thẩm mỹ của nhân dân trong nước và xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Hiện nay gốm hiện đại, vẫn được sử dụng chính trong đời sống với đa dạng mẫu mã và gần gũi với cuộc sống và rất được ưa chuộng Khám phá mẫu mã tại: BUGO

Nguồn: https://bugostore.com/do-gom-thoi-le-so/
 
Sửa lần cuối:

Nội dung được gửi bởi thành viên. Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm với các thông tin do thành viên đưa lên trừ thông tin nội bộ.

Vận hành bởi Trương Anh Vũ®

Trung Nghĩa, Hòa Ninh, Hòa Vang, Tp Đà Nẵng, Việt Nam

hotline (+84) (918) 369.468 mailtoVuta@truonganhvu.orgtruonganhvu.org

RaoVat24h.Vn giữ bản quyền nội dung trên website này. | Email:Contact@raovat24h.vn | © RaoVat24h.Vn phiên bản thử nghiệm.

Forum.Edu.Vn
Hotline: 0918.369.468
Top