Vải Polyester là chất liệu đang được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặc dù vậy, khi nhắc đến cái tên Polyester vẫn còn rất nhiều bạn bỡ ngỡ và không khỏi thắc mắc: Polyester là vải gì? Nó có thật sự tốt hay không? Tại sao nó lại được sử dụng nhiều như vậy? Hôm nay Routine sẽ chia sẻ sâu hơn về loại vải này để bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn cho mình những trang phục lành mạnh và phù hợp nhất nhé.

1. Polyester là vải gì? Ưu, nhược điểm của vải Polyester
Vải Polyester là thuật ngữ gọi chung của tất cả các loại vải được làm từ sợi Polyester. Chất liệu Polyester là một loại vải tổng hợp từ các thành phần có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ và không khí được gọi là Ethylene. Polyester về bản chất là một loại nhựa, các sợi vải của chúng được tạo thành nhờ vào quá trình hóa học trùng hợp. Có 4 dạng sợi Polyester cơ bản là sợi thô, sợi xơ, sợi fiberfill và sợi filament.
Chất liệu vải Polyester được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như quần áo, chăn ga, gối đệm, đồ lót,... Ngoài ra, những sản phẩm hàng ngày chúng ta sử dụng hầu như đều chứa chất liệu này, nên có thể thấy polyester có mức độ ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta.
Chất liệu vải Polyester có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ và không khí
1.1. Ưu điểm của sợi vải Polyester trong ngành thời trang
Sợi vải Polyeste có độ bền, độ co giãn và khả năng chống co rút rất tốt. Các loại vải khác như cotton, thun,... đều rất dễ bị nhão hoặc chùng xuống sau một thời gian sử dụng, còn Polyester lại có khả năng giữ được hình dáng ban đầu rất tốt, loại vải này không bị mài mòn và chống nhăn rất hiệu quả.
Khả năng chống nước tốt: ưu điểm này của chất liệu Polyester thì khỏi phải bàn cãi. Cùng với đặc tính hút ẩm kém, không bị phai màu theo thời gian nên loại vải này rất dễ gia công và sơn phủ màu thường được dùng để làm áo khoác, lều bạt, túi ngủ,...
Nhuộm màu dễ dàng, nổi bật và ấn tượng: Trong ngành hàng thời trang và may mặc, công đoạn nhuộm màu rất quan trọng vì nó quyết định tính thẩm mỹ của một sản phẩm, vì vậy đây là một điểm cộng rất lớn cho chất liệu này. Vải Polyester rất dễ nhuộm với các loại màu sắc khác nhau và có khả năng giữ màu cực tốt. Chính vì lý do này mà các loại trang phục may từ polyester sẽ có nhiều gam màu, thậm chí là tone màu còn rất đa dạng và sắc nét.
Dễ dàng giặt ủi: bạn có thể dễ dàng giặt và sấy khô tại nhà mà không lo về nhiệt độ hay làm hư vải khi giặt ở chế độ mạnh.
Chất liệu polyeste có giá thành rẻ: do quy trình sản xuất Polyester cũng không phức tạp và nguyên liệu đầu vào cũng có giá thành thấp nên giá thành của chất liệu này cũng rất phải chăng. Điều này làm cho trang phục được làm từ sợi Polyester được nhiều người yêu thích và lựa chọn mix&match trong thời trang hàng ngày.
Ngoài ra, Polyester còn có khả năng chống nấm mốc, chống vi khuẩn cực tốt và có bề mặt vải mịn, dễ dàng phủi đi vết bẩn.
1.2. Nhược điểm của chất liệu Polyester
Sợi Polyeste thường gây nóng bức khó chịu, khả năng thấm hút mồ hôi kém: vải có độ dày khá cao nên dễ gây ra cảm giác nóng nực, ngoài ra chất vải này còn thấm hút mồ hôi rất kém. Vì vậy, người ta thường hạn chế sử dụng vải Polyester để sản xuất các trang phục mùa hè, trang phục thể thao, vận động mạnh,... hoặc trong quá trình sản xuất sẽ lựa chọn kết hợp với một số chất liệu khác như Cotton, Modal, Bamboo,... để tạo cảm giác dễ chịu hơn khi sử dụng sản phẩm.
Gây ô nhiễm môi trường: các trang phục từ chất liệu vải Polyester phân hủy rất lâu do đây là loại sợi được làm từ hợp chất hóa học và trong quá trình sản xuất cũng thải ra rất nhiều khí thải và hóa chất độc hại. Đây cũng là điểm trừ rất lớn cho loại vải này vì người tiêu dùng vẫn đang rất e ngại về những nguy hại mà ngành thời trang nhanh để lại cho môi trường hiện nay.
2. Những loại vải Polyester được sử dụng phổ biến
Chất liệu vải Polyester có thể được sản xuất từ nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp sẽ tạo ra một loại vải phù hợp. Tuy nhiên, có 4 loại vải polyeste được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống ngày nay như: vải Polyester trắng, vải lưới Polyester, vải Polyester pha Cotton, vải dù Polyester.
Vải Polyester trắng: Vải Polyester trắng còn được gọi với cái tên khác là polyethylene terephthalate (PET), đây là loại vải tổng hợp được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống hiện nay bởi vì PET có độ bền cao, có khả năng chống nhăn, chống bụi, ẩm mốc tốt.

Vải Polyester trắng được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống hiện nay
Vải lưới Polyester: Vải lưới Polyeste là loại vải được tạo nên từ 100% Polyester nóng chảy kết thành. Dù mang đặc tính thấm hút mồ hôi không tốt của Polyester nhưng bù lại chất vải này lại nhẹ và không bị bí mồ hôi nên thường được dùng để sản xuất các trang phục thể thao
Vải lưới Polyester nhẹ và không bị bí mồ hôi
Vải Polyester pha Cotton: Chất liệu Polyeste pha Cotton còn được gọi là sợi Cotton Poly, đây là một loại sợi được tạo nên từ quá trình tổng hợp sợi bông nguyên chất và sợi Polyester. Vải Polyester pha Cotton có độ bền cao, khả năng thích ứng với môi trường và khả năng co giãn cực tốt. Đặc biệt, loại vải này còn rất dễ dàng vệ sinh và có giá thành thấp hơn nhiều so với các loại vải thông thường khác.
Vải Polyester pha Cotton có độ bền cao, khả năng thích ứng với môi trường tốt
Vải dù Polyester: Về thành phần cơ bản thì vải dù Polyester không có sự khác biệt quá lớn so với sợi Polyester bình thường. Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở mật độ dệt của vải. Chất vải này có một số đặc điểm như: có khả năng chịu nhiệt, cách nhiệt tốt, chống nhăn không thấm nước, dễ in ấn và dễ nhuộm màu,... Với những đặc điểm này người ta thường dùng vải dù Polyester để sản xuất ga, rèm cửa, áo mưa,...
Vải dù Polyester chịu nhiệt tốt, chống nhăn không thấm nước
3. Chất vải Polyester cao cấp trong xu hướng thời trang ngày nay
Bên cạnh việc sản xuất ra những món đồ thông dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, chất vải Polyester cũng được sử dụng vô cùng phổ biến trong những thiết kế, xu hướng thời trang ngày nay. Đặc biệt là chất liệu Polyester cao cấp, nó đã tạo nên những xu hướng mới lạ trong cả thời trang nam lẫn nữ như thời trang dành cho công sở, hoạt động thể thao, sinh hoạt hằng ngày,...
3.1. Vải Polyester và thời trang công sở nữ
Sau đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số item thông dụng và thời thượng được làm từ chất liệu Polyester cao cấp đã đồng hành cùng phái đẹp, giúp phái đẹp tự tin thể hiện vẻ đẹp, phong thái đĩnh đạc và chuyên nghiệp của mình chốn công sở.
5. Kết luận
Bài viết trên là những thông tin mà Routine muốn chia sẻ cùng bạn về vải Polyester là gì, một trong những chất liệu phổ biến được sử nhiều nhất hiện nay trong ngành may mặc và thời trang, với ưu điểm là có độ bền cao, chất lượng màu sắc cùng khả năng giữ form vượt trội.
Tuy nhiên, chất vải này cũng có một số khuyết điểm và gây ra những ảnh hưởng nhất định đến môi trường, vì vậy mỗi chúng ta hãy góp phần sử dụng chất liệu polyester khi thực sự cần thiết, tối giảm lại khi có vật liệu tự nhiên khác có thể thay thế nhé!
Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có thể lựa chọn chất liệu vải phù hợp cho mình giúp bạn thoải mái diện mọi item mình yêu thích. Hãy theo dõi ngay trang tin tức để cập nhật những chương trình ưu đãi, khuyến mãi đồng giá, sale off sớm nhất, từ đó có thể sở hữu những món quần áo thời trang cao cấp với giá cực ưu đãi.
Tham khảo tại :
Vải Polyester – 1 loại chất liệu cực tốt

1. Polyester là vải gì? Ưu, nhược điểm của vải Polyester
Vải Polyester là thuật ngữ gọi chung của tất cả các loại vải được làm từ sợi Polyester. Chất liệu Polyester là một loại vải tổng hợp từ các thành phần có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ và không khí được gọi là Ethylene. Polyester về bản chất là một loại nhựa, các sợi vải của chúng được tạo thành nhờ vào quá trình hóa học trùng hợp. Có 4 dạng sợi Polyester cơ bản là sợi thô, sợi xơ, sợi fiberfill và sợi filament.
Chất liệu vải Polyester được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như quần áo, chăn ga, gối đệm, đồ lót,... Ngoài ra, những sản phẩm hàng ngày chúng ta sử dụng hầu như đều chứa chất liệu này, nên có thể thấy polyester có mức độ ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta.
Chất liệu vải Polyester có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ và không khí
1.1. Ưu điểm của sợi vải Polyester trong ngành thời trang
Sợi vải Polyeste có độ bền, độ co giãn và khả năng chống co rút rất tốt. Các loại vải khác như cotton, thun,... đều rất dễ bị nhão hoặc chùng xuống sau một thời gian sử dụng, còn Polyester lại có khả năng giữ được hình dáng ban đầu rất tốt, loại vải này không bị mài mòn và chống nhăn rất hiệu quả.
Khả năng chống nước tốt: ưu điểm này của chất liệu Polyester thì khỏi phải bàn cãi. Cùng với đặc tính hút ẩm kém, không bị phai màu theo thời gian nên loại vải này rất dễ gia công và sơn phủ màu thường được dùng để làm áo khoác, lều bạt, túi ngủ,...
Nhuộm màu dễ dàng, nổi bật và ấn tượng: Trong ngành hàng thời trang và may mặc, công đoạn nhuộm màu rất quan trọng vì nó quyết định tính thẩm mỹ của một sản phẩm, vì vậy đây là một điểm cộng rất lớn cho chất liệu này. Vải Polyester rất dễ nhuộm với các loại màu sắc khác nhau và có khả năng giữ màu cực tốt. Chính vì lý do này mà các loại trang phục may từ polyester sẽ có nhiều gam màu, thậm chí là tone màu còn rất đa dạng và sắc nét.
Dễ dàng giặt ủi: bạn có thể dễ dàng giặt và sấy khô tại nhà mà không lo về nhiệt độ hay làm hư vải khi giặt ở chế độ mạnh.
Chất liệu polyeste có giá thành rẻ: do quy trình sản xuất Polyester cũng không phức tạp và nguyên liệu đầu vào cũng có giá thành thấp nên giá thành của chất liệu này cũng rất phải chăng. Điều này làm cho trang phục được làm từ sợi Polyester được nhiều người yêu thích và lựa chọn mix&match trong thời trang hàng ngày.
Ngoài ra, Polyester còn có khả năng chống nấm mốc, chống vi khuẩn cực tốt và có bề mặt vải mịn, dễ dàng phủi đi vết bẩn.
1.2. Nhược điểm của chất liệu Polyester
Sợi Polyeste thường gây nóng bức khó chịu, khả năng thấm hút mồ hôi kém: vải có độ dày khá cao nên dễ gây ra cảm giác nóng nực, ngoài ra chất vải này còn thấm hút mồ hôi rất kém. Vì vậy, người ta thường hạn chế sử dụng vải Polyester để sản xuất các trang phục mùa hè, trang phục thể thao, vận động mạnh,... hoặc trong quá trình sản xuất sẽ lựa chọn kết hợp với một số chất liệu khác như Cotton, Modal, Bamboo,... để tạo cảm giác dễ chịu hơn khi sử dụng sản phẩm.
Gây ô nhiễm môi trường: các trang phục từ chất liệu vải Polyester phân hủy rất lâu do đây là loại sợi được làm từ hợp chất hóa học và trong quá trình sản xuất cũng thải ra rất nhiều khí thải và hóa chất độc hại. Đây cũng là điểm trừ rất lớn cho loại vải này vì người tiêu dùng vẫn đang rất e ngại về những nguy hại mà ngành thời trang nhanh để lại cho môi trường hiện nay.
2. Những loại vải Polyester được sử dụng phổ biến
Chất liệu vải Polyester có thể được sản xuất từ nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp sẽ tạo ra một loại vải phù hợp. Tuy nhiên, có 4 loại vải polyeste được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống ngày nay như: vải Polyester trắng, vải lưới Polyester, vải Polyester pha Cotton, vải dù Polyester.
Vải Polyester trắng: Vải Polyester trắng còn được gọi với cái tên khác là polyethylene terephthalate (PET), đây là loại vải tổng hợp được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống hiện nay bởi vì PET có độ bền cao, có khả năng chống nhăn, chống bụi, ẩm mốc tốt.

Vải Polyester trắng được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống hiện nay
Vải lưới Polyester: Vải lưới Polyeste là loại vải được tạo nên từ 100% Polyester nóng chảy kết thành. Dù mang đặc tính thấm hút mồ hôi không tốt của Polyester nhưng bù lại chất vải này lại nhẹ và không bị bí mồ hôi nên thường được dùng để sản xuất các trang phục thể thao
Vải lưới Polyester nhẹ và không bị bí mồ hôi
Vải Polyester pha Cotton: Chất liệu Polyeste pha Cotton còn được gọi là sợi Cotton Poly, đây là một loại sợi được tạo nên từ quá trình tổng hợp sợi bông nguyên chất và sợi Polyester. Vải Polyester pha Cotton có độ bền cao, khả năng thích ứng với môi trường và khả năng co giãn cực tốt. Đặc biệt, loại vải này còn rất dễ dàng vệ sinh và có giá thành thấp hơn nhiều so với các loại vải thông thường khác.
Vải Polyester pha Cotton có độ bền cao, khả năng thích ứng với môi trường tốt
Vải dù Polyester: Về thành phần cơ bản thì vải dù Polyester không có sự khác biệt quá lớn so với sợi Polyester bình thường. Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở mật độ dệt của vải. Chất vải này có một số đặc điểm như: có khả năng chịu nhiệt, cách nhiệt tốt, chống nhăn không thấm nước, dễ in ấn và dễ nhuộm màu,... Với những đặc điểm này người ta thường dùng vải dù Polyester để sản xuất ga, rèm cửa, áo mưa,...
Vải dù Polyester chịu nhiệt tốt, chống nhăn không thấm nước
3. Chất vải Polyester cao cấp trong xu hướng thời trang ngày nay
Bên cạnh việc sản xuất ra những món đồ thông dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, chất vải Polyester cũng được sử dụng vô cùng phổ biến trong những thiết kế, xu hướng thời trang ngày nay. Đặc biệt là chất liệu Polyester cao cấp, nó đã tạo nên những xu hướng mới lạ trong cả thời trang nam lẫn nữ như thời trang dành cho công sở, hoạt động thể thao, sinh hoạt hằng ngày,...
3.1. Vải Polyester và thời trang công sở nữ
Sau đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số item thông dụng và thời thượng được làm từ chất liệu Polyester cao cấp đã đồng hành cùng phái đẹp, giúp phái đẹp tự tin thể hiện vẻ đẹp, phong thái đĩnh đạc và chuyên nghiệp của mình chốn công sở.
5. Kết luận
Bài viết trên là những thông tin mà Routine muốn chia sẻ cùng bạn về vải Polyester là gì, một trong những chất liệu phổ biến được sử nhiều nhất hiện nay trong ngành may mặc và thời trang, với ưu điểm là có độ bền cao, chất lượng màu sắc cùng khả năng giữ form vượt trội.
Tuy nhiên, chất vải này cũng có một số khuyết điểm và gây ra những ảnh hưởng nhất định đến môi trường, vì vậy mỗi chúng ta hãy góp phần sử dụng chất liệu polyester khi thực sự cần thiết, tối giảm lại khi có vật liệu tự nhiên khác có thể thay thế nhé!
Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có thể lựa chọn chất liệu vải phù hợp cho mình giúp bạn thoải mái diện mọi item mình yêu thích. Hãy theo dõi ngay trang tin tức để cập nhật những chương trình ưu đãi, khuyến mãi đồng giá, sale off sớm nhất, từ đó có thể sở hữu những món quần áo thời trang cao cấp với giá cực ưu đãi.
Tham khảo tại :
Vải Polyester – 1 loại chất liệu cực tốt
Đính kèm
-
400.2 KB Lượt xem: 0
-
133.3 KB Lượt xem: 0
-
133.8 KB Lượt xem: 0