Trần Giang
Nhân Viên
Đỏ mình là một trong những bệnh thường gặp ở cá koi, khi mắc bệnh cá thường lờ đờ, toàn thân xuất hiện màu hồng đỏ. Cách điều trị dứt điểm bệnh này sẽ được chia sẻ ngay sau đây.
1. Biểu hiện của cá Koi bị đỏ mình
Trên da của cá Koi khi bị đỏ mình sẽ có màu hồng. Nó sẽ có những biểu hiện như bơi lờ đờ, núp ở các góc. Khi di chuyển thì thường chúi đầu xuống và tách đàn bơi lẻ.
Bệnh này sẽ rất khó để nhận ra nếu trong giai đoạn nhẹ bởi màu sắc trên thân cá chưa có sự thay đổi nhiều. Đến khi lan rộng mới có thể thấy được rõ ràng hơn.
2. Lý do nào dẫn đến hiện tượng đỏ mình ở cá Koi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đỏ mình ở cá Koi nhưng phổ biến nhất là những điều dưới đây:
3. Các biện pháp điều trị cho cá Koi bị đỏ mình
Dựa vào những mỗi nguyên nhân sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau:
Để cá Koi không bị đỏ mình, chủ nhân nên quan tâm thường xuyên đến cá. Thường xuyên vệ sinh môi trường nước trong bể, các loại cây thủy sinh, vi khuẩn làm hại đến cá. Cho cá ăn với tần suất, số lượng đủ không thừa thãi. Kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc đúng với tình trạng bệnh để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Lưu ý quan trọng về nguồn nước nuôi cá Koi là:
1. Biểu hiện của cá Koi bị đỏ mình
Trên da của cá Koi khi bị đỏ mình sẽ có màu hồng. Nó sẽ có những biểu hiện như bơi lờ đờ, núp ở các góc. Khi di chuyển thì thường chúi đầu xuống và tách đàn bơi lẻ.
Bệnh này sẽ rất khó để nhận ra nếu trong giai đoạn nhẹ bởi màu sắc trên thân cá chưa có sự thay đổi nhiều. Đến khi lan rộng mới có thể thấy được rõ ràng hơn.
2. Lý do nào dẫn đến hiện tượng đỏ mình ở cá Koi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đỏ mình ở cá Koi nhưng phổ biến nhất là những điều dưới đây:
- Môi trường nước thay đổi nhiệt độ nhanh chóng, gây ra chênh lệch khoảng từ 2-5 độ sẽ khiến cá khó thích ứng theo. Nếu như chênh quá lớn (khoảng hơn 5 độ) cá sẽ dễ tử vong do sốc nhiệt.
- Nồng độ pH là một thước đo nồng độ ion H+ có trong nước. Người ta sử dụng chỉ số này để đánh giá mức độ axit hoặc kiềm của nước hồ. Nồng độ pH trong hồ cá koi trung bình từ 6,8-8,2 nhưng 7,0-7,5 mới thực sự là độ pH lý tưởng. Thả ngay cá mới mua vào bể sẽ khiến cá bị sốc, sợ do không kịp thích ứng với độ pH trong môi trường nước.
- Khi bắt cá không cẩn thận dùng lực quá mạnh làm cá phản ứng dữ dội khiến mạch cá bị tắc nghẽn. Hoặc do ăn quá nhiều thức ăn dẫn cũng có thể dẫn đến tắc nghẽn, các vấn đề về phân, sử dụng loại thuốc không đúng bệnh dễ dẫn đến những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
- Do cá bị nhiễm khuẩn từ các loại vi khuẩn gây hại có sẵn trong bể.
- Cá bị mang những mầm bệnh trước khi mua về. Khi về lại thả ngay vào bể không có những biện pháp kiểm tra cũng như điều trị khiến cá Koi bị đỏ mình.
- Do lượng thức ăn cho cá lớn khiến cá ăn nhiều. Điều này dễ dẫn đến cá bị đỏ mình.
3. Các biện pháp điều trị cho cá Koi bị đỏ mình
Dựa vào những mỗi nguyên nhân sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau:
- Cá Koi bị nghẽn mạch do nhiệt độ thì ngay lập tức điều chỉnh lại về ngưỡng 27-32 độ C. Bạn phải thực sự để ý đến vấn đề thời tiết để đàn cá của mình luôn khỏe mạnh.
- Cần phải tiến hành kiểm tra nồng độ pH trong hồ hiện là bao nhiêu, có phù hợp với đàn cá Koi của bạn hay không. Để tiến hành đo bạn có thể sử dụng que thử Quickstick hoặc bộ sản phẩm phân tích nước ao hồ, thiết bị chuyên dùng đo pH,…
- Khi nước ở điều kiện độ pH quá thấp, chúng ta có thể dùng vôi tôi cho vào nước theo tỉ lệ từ 10-20g/m3 hoặc sử dụng san hô cho vào khoan lọc để điều chỉnh độ pH.
- Khi nước ở điều kiện kiềm tính, chúng ta có thể giảm độ pH bằng cách: tăng lượng khí CO2 vừa ổn định độ pH vừa giúp cây thủy sinh phát triển hơn, thay nước từ 20-30% thường xuyên cho đến khi độ pH được ổn định
- Nếu cá Koi bị đỏ mình do tắc nghẽn mạch thì tăng khoảng 0,5% muối vào bể cá để điều chỉnh áp suất thẩm thấu. Sau đó theo dõi từ 3-4 ngày để kiểm tra và xem xét kết quả. Lưu ý bạn không nên sử dụng lực quá mạnh để bắt cá ra khỏi bể nuôi.
- Khi mua cá về thì phải cách ly 14 ngày để diệt hết mầm bệnh gây hại. Nếu cá khỏe mạnh mới được phép thả vào hồ, tránh trường hợp cá sốc nhiệt hoặc nhiễm bệnh do lây chéo từ cá cũ trong bể.
- Việc chăm sóc cá mới mua về không quá phức tạp. Bạn chuẩn bị thùng chứa có hệ thống lọc và sục khí oxy pha nước muối 5kg /1000l + 1g tetra / 100l nước hoặc tắm cá với thuốc tím là được.
- Nếu cá bị đỏ mình do ăn quá nhiều thì hạn chế lại lượng thức ăn cho cá, giúp lấy lại sự cân bằng trong cơ thể cá. Bạn có thể sử dụng một số loại men vi sinh như PSB hay bột hòa tan Asivit (chứa vitamin và khoáng chất) sẽ rất giúp ích nhiều cho cá Koi bị tổn thương nội tạng.
Để cá Koi không bị đỏ mình, chủ nhân nên quan tâm thường xuyên đến cá. Thường xuyên vệ sinh môi trường nước trong bể, các loại cây thủy sinh, vi khuẩn làm hại đến cá. Cho cá ăn với tần suất, số lượng đủ không thừa thãi. Kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc đúng với tình trạng bệnh để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Lưu ý quan trọng về nguồn nước nuôi cá Koi là:
- Độ pH: 7-7.5
- Ngưỡng pH: 4-9
- Nhiệt độ 20-27oC
- Hàm lượng Oxy tối thiểu: 2,5mg/L. Hàm lượng này sẽ thay đổi do sau một thời gian nuôi cá thì chất thải, chất nhờn, ánh nắng mặt trời…sẽ làm cho tảo, rong rêu phát triển nhiều hơn. Điều này làm ảnh hưởng đến lượng Oxy trong hồ, gây thiếu hụt lượng Oxy cho cá hô hấp. Để hạn chế việc này thì bạn hãy bổ sung cây cảnh xung quanh hồ để đảm bảo lượng Oxy cho cá.
- Để ý đến nhiệt độ nước, ngưỡng pH, độ pH phải luôn được duy trì ổn định, tránh sự thay đổi đột ngột dẫn đến sốc làm cá chết.
- Chú ý nếu có thay nước thì phải thay từ từ. Tránh việc thay một số lượng lớn nước dễ gây sốc cho cá. Trung bình thì cứ 2 ngày thay ⅓ lượng nước cũ trong hồ 1 lần.
- Nước trước khi bơm vào hồ phải qua bước xử lý Clo (phơi nắng, dùng than hoạt tính…).
- CÔNG TY TNHH TM - DV PHÚ QUỐC DRAGON
- Construction - Landscape
- Văn phòng chính : 911 Phạm Văn Đồng, Khu Phố 3, phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, TPHCM.
- Chi Nhánh :Số 86, Ấp 5, xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
- Mobile : 0907.732.936 / 0869.362.936
- Hotline : 0907.732.936 (GĐ)
- Email : landscape.phuquocdragon@gmail.com
- Website : www.phuquocgoldendragon.com