Nguyễn Minh Vương
Minh Vương
QUY TRÌNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA VÔI BỘT TRONG VỆ SINH CHUỒNG TRẠI
Trong ngành chăn nuôi, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến hết sức phức tạp. Các mầm bệnh (vi sinh vật gây bệnh) có rất nhiều trong môi trường. Chúng sống và phát triển mạnh trong những điều kiện nhất định về nhiệt độ và ẩm độ, đặc biệt trong môi trường số lượng vật nuôi lớn. Tuy nhiên chúng cũng dễ dàng bị tiêu diệt khi gặp điều kiện bất lợi.
Vì vậy, để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh, đảm bảo “chăn nuôi an toàn” cần xây dựng chương trình vệ sinh, sát trùng nghiêm ngặt chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi.
Quy trình vệ sinh, sát trùng
Bước 1- Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa:
Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi…
Bước 2 – Rửa sạch bằng nước:
Sau khi vệ sinh các chất hữu cơ, tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1-3 ngày trước khi rửa.
Bước 3 – Tẩy bằng vôi hoặc nước vôi:
+ Sử dụng vôi bột: Có tính sát trùng mạnh, diệt các cầu khuẩn sinh mủ, các liên cầu khuẩn, E.coli, trực khuẩn đóng dấu lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn…
Dùng vôi bột rắc trước cửa ra, vào của các ô chuồng chăn nuôi, rắc trên nền chuồng, sân chuồng, trại, cống rãnh với tỷ lệ trung bình 100g/m2. Trong đó:
Chuồng lợn từ 150 – 200g/m2
Chuồng trâu, bò 100 – 150 g/m2
Chuồng gà 20 – 25g/m2
Dùng nước vôi trong để quét tường chuồng, ô chuồng, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi, xung quanh bờ tường khu vực chăn nuôi…
(Pha 10kg vôi cho 100 lít nước để lắng trong một bể chứa, ta được nước vôi trong)
Bước 4 – Sát trùng bằng thuốc sát trùng:
Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp. Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng. Dùng nước có nhiệt độ phù hợp để pha loãng thuốc.
Lưu ý: Cần đảm bảo đủ thời gian cho thuốc tiếp xúc với dụng cụ được sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 5 – Để khô:
Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1-2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.
CÔNG TY TNHH KHOÁNG SẢN XANH
Nhà máy: Núi Thung Trứng – Thanh Sơn – Kim Bảng - Hà Nam
Hotline: Mr. Vương 0964161756
Trong ngành chăn nuôi, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến hết sức phức tạp. Các mầm bệnh (vi sinh vật gây bệnh) có rất nhiều trong môi trường. Chúng sống và phát triển mạnh trong những điều kiện nhất định về nhiệt độ và ẩm độ, đặc biệt trong môi trường số lượng vật nuôi lớn. Tuy nhiên chúng cũng dễ dàng bị tiêu diệt khi gặp điều kiện bất lợi.
Vì vậy, để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh, đảm bảo “chăn nuôi an toàn” cần xây dựng chương trình vệ sinh, sát trùng nghiêm ngặt chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi.
Quy trình vệ sinh, sát trùng
Bước 1- Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa:
Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi…
Bước 2 – Rửa sạch bằng nước:
Sau khi vệ sinh các chất hữu cơ, tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1-3 ngày trước khi rửa.
Bước 3 – Tẩy bằng vôi hoặc nước vôi:
+ Sử dụng vôi bột: Có tính sát trùng mạnh, diệt các cầu khuẩn sinh mủ, các liên cầu khuẩn, E.coli, trực khuẩn đóng dấu lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn…
Dùng vôi bột rắc trước cửa ra, vào của các ô chuồng chăn nuôi, rắc trên nền chuồng, sân chuồng, trại, cống rãnh với tỷ lệ trung bình 100g/m2. Trong đó:
Chuồng lợn từ 150 – 200g/m2
Chuồng trâu, bò 100 – 150 g/m2
Chuồng gà 20 – 25g/m2
Dùng nước vôi trong để quét tường chuồng, ô chuồng, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi, xung quanh bờ tường khu vực chăn nuôi…
(Pha 10kg vôi cho 100 lít nước để lắng trong một bể chứa, ta được nước vôi trong)
Bước 4 – Sát trùng bằng thuốc sát trùng:
Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp. Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng. Dùng nước có nhiệt độ phù hợp để pha loãng thuốc.
Lưu ý: Cần đảm bảo đủ thời gian cho thuốc tiếp xúc với dụng cụ được sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 5 – Để khô:
Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1-2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.
CÔNG TY TNHH KHOÁNG SẢN XANH
Nhà máy: Núi Thung Trứng – Thanh Sơn – Kim Bảng - Hà Nam
Hotline: Mr. Vương 0964161756
Đính kèm
-
377.2 KB Lượt xem: 0
-
35.1 KB Lượt xem: 0
-
179.1 KB Lượt xem: 0